Monday, September 15, 2014

Tẩy vết mực trên quần áo

Thật đau đầu khi chiếc áo thun đẹp đẽ của bạn bị dính mực vì quên không đậy nắp bút. Hoặc các bà mẹ bó tay vì vết mực bút bi trên áo sơ mi trắng của các bé đi học. Từ nay bạn không cần phải lo lắng về vết mực nữa. Tất cả được xử lý đơn giản bằng nhũng mẹo dưới đây.

Đối với mực in, bạn chỉ cần dùng dung dịch CL4 để ngâm quần áo trong khoảng 30 phút. Sau đó giặt lại bằng nước sạch. Nếu vẫn con vết mực thì bạn cân nhắc dung dung dịch ammoniac loãng (nồng độ 10%) thoa lên vết mực, vò quần áo và giặt sạch bằng nước.

Đối với vết mực bút bi thì bạn ngâm quần áo trong nước ấm và bôi benzene vào. Sau đó giặt với thuốc tẩy thì vết mực sẽ biến mất.

Đơn giản hơn, bạn có thể dùng axeton (thuốc tẩy sơn móng của chị em phụ nữ) để tẩy và giặt với bột giặt.

Chúc các bạn tẩy bay vết mực.

Xem thêm: Mẹo khử mùi trên quần áo

Friday, September 12, 2014

Mẹo khử mùi, vết mồ hôi trên quần áo

Nếu bạn là người thường xuyên đổ mồ hôi, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng của Việt Nam thì nên xem những cách sau đây giúp bạn tẩy bay mồ hôi ra khỏi quần áo. 


Cách 1: dùng nước bí đao để giặt quần áo thì mùi hôi sẽ tan biến
Cách 2: dùng nước vo gạo giặt không chỉ giúp khử mùi mà còn có tác dụng tẩy trắng quần áo
Cách 3: ngâm quần áo trong nước muối loãng khoảng 30 phút sau đó giặt với xà bông như bình thường
Cách 4: dùng gừng sống băm nhuyễn rắc lên vết mồ hôi, vò rồi giặt bình thường.
Cách 5: giặt quần áo bằng dung dịch ammoniac loãng, sau đó giặt lại bằng nước sạch để khử mùi. Các bạn lưu ý ammoniac có mùi khai nên chỉ sử dụng dung dịch với nồng độ 20%.


Monday, September 8, 2014

Loại bỏ vết ố trên quần áo

Áo sơ mi đồng phục Kim Vàng

Mời bạn xem cách đặc trị quần áo bị ố vàng từ những thợ giặt ủi chuyên nghiệp thông qua những bước cực đơn giản.
  • Đối với quẩn áo bằng nỉ, dạ: bạn chỉ cần giặt như bình thường sau đó dùng kim may đồ gạt các vết vàng ố ra. Cuối cùng bạn đặt một mảnh vải ẩm lên quần áo rổi ủi vài lần là các vết ố sẽ biến mất
  • Đối với loại quần áo làm bằng tơ, lụa: bạn hòa vào nước cho sánh bằng bột Cacbonat Natri rồi bôi lên chỗ bị vàng. Đợi khoảng 30 phút rồi lấy mảnh vải ướt lót lên và ủi như trên.
  • Đối với quẩn áo làm từ sợi bông: Bạn giặt quần áo với một ít muối. Sau đó chỉ cần phơi nắng và giặt lại bằng nước sạch.
  • Đối với quần áo bằng sợi nhân tạo, PE: bạn ủi quần áo với lớp vải ẩm phía trên nhé. Nếu vết ố quá sậm thì sẽ mất nhiều thời gian ủi hơn.

Tuesday, August 26, 2014

10 thành phố có điều kiện sống tốt nhất thế giới năm 2013

Đồng phục Kim Vàng

Thống kê của trung tâm nghiên cứu kinh tế Economist đã đưa ra 10 thành phố có điều kiện sống tốt nhất trên thế giới. Trong năm nay, các thành phố có vị trí trong danh sách gần như xuất phát từ 2 quốc gia. 


10. Auckland (New Zealand) auckland

9. Perth (Úc) 
Thành phố Perth đang giảm đi các vấn đề xã hội. Thay vào đó, nền kinh tế địa phương phát triển vượt bậc và các dòng tiền đầu tư đang đổ về đây từ khắp thế giới. Thành phố này có văn hóa sống giống vùng Địa Trung Hải với bờ biển rộng lớn và cảng biển hiện đại. Thật tuyệt khi bạn có cơ hội ăn tối dọc những bãi biễn tuyệt đẹp tại đây. perth

8. Helsinki (Phần Lan) 
Helsinki là một một thành phố kiêu hãnh sau khi được bình chọn là thủ đô của kiến trúc vào năm ngoái. Thành phố này cũng tự hào vì là một trong những thành phố thịnh vượng nhất Âu châu. helsinki

7. Sydney (Úc)
Sydney có đầy đủ những tiện ích mà mọi khách du lịch đều mong muốn : những bãi biển lướt sóng, ẩm thực phong phú thế giới, đời sống về đêm sôi động, trung tâm mua sắm hạng sang, phòng trưng bày nghệ thuật, bảo tàng, công viên Victorian – chưa kể đến nhà hát Opera Sydney - một trong những công trình tuyệt vời nhất thế kỷ 20 sydney

6. Adelaide (Úc) 
Adelaide chắc hẳn là một thành phố tao nhã nhất tại Úc với đại lộ ba làn đường và những hàng cây rợp bóng mát. Nơi đây là quê hương của vận động viên khúc côn cầu huyền thoại Don Bradman và vận chính trị gia Don Dunstan - người đã mặc một chiếc quần short màu hồng vào nghị viện. Adelaide là một thành phố rực rỡ, đầy màu sắc sôi động. 5. Calgary (Canada) Thành phố Alberta được biết đến bởi vùng Tây hoang dã ở Stampede. Calgary là một thành phố tự chủ thuộc Alberta. Không phải bị ảnh hưởng nhiều bởi sự điều khiển của chính quyền. Người dân ở đây rất văn minh và ý thức. adelaide

5. Calgary (Canada)
Thành phố Alberta được biết đến bởi vùng Tây hoang dã ở Stampede. Calgary là một thành phố tự chủ thuộc Alberta. Không phải bị ảnh hưởng nhiều bởi sự điều khiển của chính quyền. Người dân ở đây rất văn minh và ý thức.calgary

4. Toronto (Canada)
Toronto là thành phố lớn thứ 4 trong khu vực Bắc Mỹ. Thật may mắn khi làn sóng nhập cư của người trẻ - những người đã góp phần cho sự thay đổi sức sống và văn hóa đa quốc tịch vào thành phố. Nơi đây có những nhà thiết kế thời trang, những kiến trúc sư và nghệ sỹ tài hoa nhất. Hơn nữa, Toronto cũng nổi tiếng với rất nhiều đầu bếp giỏi trong nền ẩm thực thế giới. Thành phố còn có những bảo tàng của thế giới và rất nhiều du học sinh sinh sống tại đây. toronto

3. Vancouver (Canada) 
Khi kể tên những nơi sinh sống tuyệt nhât thì người ta thường nghĩ đến Vancouver. Nơi đây đã từng là một thị trấn lớn và với tốc độ phát triển chóng mặt, nó đã chuyển mình thành một thành phố hiện đại bậc nhất với những tòa nhà chọc trời bằng kính. Văn hóa sống sôi động của thành thị cùng với những người nhập cư châu Á và những quý tộc Âu châu. vancouver

2. Vienna (Áo)
Một trong 2 thành phố không thuộc Canada và Úc có mặt trong danh sách. Thành phố Vianna là thiên đường cho những người yêu nghệ thuật đương đại và những công trình kiến trúc cổ xưa. Từ những công trình mài vòm vàng óng cho đến những tòa nhà với thiết kế điêu khắc tinh xảo, tất cả hòa quyện lại thành một cảnh tượng tráng lệ, đẹp mắt. Và dĩ nhiên nơi đây cũng là nơi hội tụ của những nhà hát, dàn nhạc giao hưởng và những quán café, nhà hang cổ kính sang trọng nhất thế giới. Vienna còn nổi tiếng với món bánh chocolate Sachertorte. Vienna

1. Melbourne (Úc) 
Quê hương của bóng đá Úc và là nơi tổ chức thế vận hội 1956. Thành phố này cũng là quê hương của giải quần vợt Úc mở rộng và giải nhà nghề Úc. Melbourne đã trở thành thành phố của thể thao. melbourne

Monday, August 25, 2014

Làm Giàu Bằng Một Nguyên Tắc Đơn Giản

Đồng phục Kim Vàng

Ý tưởng “chi ít hơn thu” xem ra cực kỳ đơn giản. Phải nắm được số tiền bạn kiếm được và xài ít hơn số đó. Thât không may, rất nhiều người không chú ý đến nguyên tắc này. Thay vào đó, họ chi nhiều hơn thu và họ còn đi vay để chi tiêu. Các khoản nợ sẽ hủy hoại tương lai tài chính tốt đẹp của bạn.

Bạn sẽ phải sống với tương lai của mình bất kể ngày hôm nay bạn có những quyết định tài chính gì. Vậy thì bạn muốn sống trong giàu có hay tài chính bấp bênh trong tương lai?
Nếu bạn chọn sống trong giàu có thì đây là lúc bắt đầu chi tiêu ít hơn bạn kiếm được. Và đây là điều cực kỳ quan trọng.
Vậy thì bây giờ làm sao để tránh khỏi số phận của một người bình thường và bắt đầu chi tiêu ít hơn thu nhập?


Bước 1: Thống kê lại bạn kiếm được bao nhiêu tiền
Bước đầu tiên để thực hiện kế hoạch chỉ đơn giản là thu thập các ngân phiếu vài tháng vừa qua và tính trung bình thu nhập một tháng của bạn.
Bạn cũng cần phải chú ý những khoản thu nhập bất thường của mình như những khoản tiền thưởng và đảm bảo rằng bạn không them nó vào khoản thu nhập hang tháng của mình. Bạn không thể dựa vào những khoản thu nhập thêm này làm nền tảng và làm cho bạn ước tính sai.
Nếu bạn không có những khoản thu nhập cố định, hãy tính trung bình thu nhập của vài tháng trước. Và bạn cũng phải loại trừ tháng có thu nhập cao bất thường lẫn tháng thu nhập quá thấp. Điều này sẽ giúp thống kê của bạn chính xác hơn.

Bước 2: Lên kế hoạch chi tiêu
Bạn không cần phải lên kế hoạch phức tạp và chi tiết về tài chính của mình mà chỉ cần lập bảng đơn giản các khoản chi của mình mỗi tháng. Chía khóa nằm ở chỗ bạn phải đảm bảo tổng chi nhỏ hơn tổng thu mỗi tháng.

Nếu bạn cảm thấy việc này có vẻ không có tác dụng thì bạn đã chưa nổ lực hết sức. Và bạn còn một cách để làm tăng hiệu quả của việc “chi ít hơn thu” là “tăng thu giảm chi”

Dịch: Lekman

Friday, August 22, 2014

Cách Soạn Hành Lý Theo Chuẩn Tiếp Viên Hàng Không


Tờ báo New York Times đã đăng tải cách mà các tiếp viên hàng không Mỹ thường dùng để đóng gói hành lý của họ cho những chuyến bay, và sống xa nhà khoảng 10 ngày. Vì chi phí giữ hành lý hiện nay rất đắt nên nếu bạn biết cách tiết kiệm diện tích và đóng hành lý hiệu quả thì bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền mỗi năm. Và đây là cách làm:

Việc tận dụng thể tích rất đơn giản. Bạn chỉ cần cuộn quần áo của bạn thành hình trụ để tránh cho quần áo bị nhăn và tiết kiệm thể tích. Một điều cần lưu ý là sau khi bạn cuộn quần áo của bạn xong thì cần bỏ giày vào trước, sau đó mới bỏ quần áo nặng đã được cuộn vào. Và bạn cứ xếp vào va li theo thứ tự từ nặng đến nhẹ. Ví dụ như bạn cần bỏ quần jeans cuộn của mình vào trước vì nó to và nặng, tiếp theo là các loại áo sơ mi và trên cùng là đồ lót. Thứ tự sắp xếp này sẽ giúp bạn nén đồ đạc dễ dàng hơn khi đóng va li. Các vật dụng cá nhân của bạn như kem đánh răng và những thứ khác bạn cần bỏ vào một chiếc túi và để nó ở chỗ dễ lấy để khi nhân viên an ninh kiểm tra thì bạn chỉ việc lấy ra thật nhanh.


Việt soạn những hành lý tương tự nhưng theo cách khác có thể khiến bạn không tài nào đóng được va li. Lần sau khi bạn soạn hành lý, hãy bảo đảm rằng bạn đã cuộn tròn quần áo của mình và sắp xếp theo thứ tự từ nặng nhất ở dưới cho đến nhẹ nhất lên trên.

Nguồn: Lifehacker
Dịch: Lekman

Thursday, August 21, 2014

3 Cách Vượt Qua Nỗi Sợ Hãi

Đồng phục áo thun

Nếu có một thứ gì đó làm chùn chân hàng triệu người trong việc phát triển bản thân, giành lấy những thành công và trở thành một hình tượng đáng mơ ước của bản thân mỗi ngày, thì nỗi sợ hãi luôn dẫn đầu danh sách.

Những người thành công, bất kể ngành nghề, luôn hiểu rằng sự mạo hiểm và hành động đóng một vai trò quan trọng trong việc biến bạn trở thành ai và đích đến cuối cùng của bạn. Và điều này vẫn đúng trong cuộc sống lẫn trong kinh doanh. Nhưng gần như những mạo hiểm này đều phải đối mặt với nỗi sợ hãi - điều làm cho mọi người tự hỏi lại tham vọng của chính mình và ngăn họ bắt tay vào hành động.

Một điều bạn cần phải hiểu là nỗi sỡ là rất bình thường. Ngay cả những trải nghiệm tuyệt vời nhất đều đi cùng với nỗi sợ từ lần này đến lần khác. Chìa khóa nằm ở chỗ bạn phải giữ cho nỗi sợ hãi không níu chân bạn lại và ngăn bạn bắt tay vào hành động và vươn lên giành lấy những thứ bạn muốn trong đời.
Sau đây là ba cách để vượt qua nổi sợ hãi của bạn ngay lập tức.


1. Tiếp lửa lại cho bạn.
Tiếp lửa lại là một trong những cách tột nhất giúp bạn vượt qua nỗi sợ của mình và phát triển dũng khí của bạn để đi đến thành công mà bạn mong đợi. Hình thành những ý tưởng và niềm tin sẽ giúp bạn vượt lên và làm tăng sự tự tin của bạn. Hãy đọc những cuốn sách động viên để ngăn những luồng suy nghĩ tiêu cực trong đầu bạn. Bắt đầu như một đứa trẻ, chúng ta luôn nghe những điều tiêu cực kiểu như chúng ta không thể làm điều đó đâu, hoặc không thể có được nó đâu. Nếu bạn không bắt đầu bằng việc tiếp lửa cho đầu óc mình thì trường đời sẽ làm điều đó cho bạn.


2. Lên kế hoạch thật tốt.
Chúng ta thường bắt đầu lo lắng và đánh giá sai khi chúng ta không có một kế hoạch chi tiết và tâm lý rõ ràng cho cuộc sống. Hãy lên kế hoạch hành động thật chi tiết và rõ ràng trong việc làm thế nào để chúng ta đạt được mục tiêu đó. Sau khi bạn đã có một kế hoạch chi tiết thì hãy bắt tay vào hành động. Hành động cho những mục tiêu ý nghĩa sẽ giúp chúng ta loại bỏ stress và tạo ra một sự hứng thú mạnh trong công việc. Những nỗi sợ cùng cực sẽ làm tê liệt chúng ta nếu chúng ta không dành thời gian lên kế hoạch cho cuộc sống.


3. Mỗi ngày hãy làm một điều khiến cho bạn sợ hãi.
Sống trong “vùng an toàn” (comfort zone) không phải là một cách hay để sống. Không làm những điều chúng ta sợ sẽ làm cho nỗi sợ đó ngày một lớn hơn và trở thành thứ điều khiển, chi phối bạn. Nó có thể là một điều nhỏ nhặt bạn chọn để thực hiện, nhưng hãy thực hành những điều bạn sợ phải làm mỗi ngày hoặc ít nhất là thường xuyên. Hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bạn và trở nên bình thản trong “vùng không an toàn”. Một khi bạn đã có thói quen làm những điều bạn sợ thì lòng can đảm của bạn sẽ ngày một tăng lên từng chút. Và khi nó đã chín muồi thì những rào chắn ngăn cản bạn sẽ tan biến thành mây khói và tiềm năng thành công của bạn sẽ tăng lên một cách dữ dội.

Quyết định làm gì đó để kiểm soát nỗi sợ của bạn và không để nó điều khiển bạn là một quyết đình sáng suốt trong việc đảm bảo một tương lai tươi sáng. Nó không phải là một thành công một sớm một chiều nhưng sự chủ động trong việc vượt qua nỗi sợ của mình sẽ cho bạn một lời hứa trong một kết quả dài hạn.

Mọi điều bạn mong muốn trong cuộc sống sẽ đến khi bạn bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Đừng để nỗi sợ cướp đi một nửa ý nghĩa sống của bạn.

Có thể bạn muốn xem thêm: 5 bài học sau một năm làm chủ
Nguồn: Entrepreneur
Dịch: Lekman

Wednesday, August 20, 2014

Những Loại Hình Doanh Nghiệp Nhỏ Nào Có Lợi Nhuận Cao?

Nếu bạn đang săn lùng một ý tưởng kinh doanh, bạn nên nghĩ đến những kỹ năng đặc biệt nhất mà bạn đang nắm giữ.
Dịch vụ kế toán dẫn đầu danh sách 15 loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ về tỷ suất lợi nhuận ròng (net profit margin) theo Sageworks - một công ty thông tin tài chính. Danh sách được xây dựng dựa trên khảo sát 1000 bản báo cáo tài chính của các công ty có doanh thu hàng năm dưới 10 triệu đô la.
Thống kê đã cho ra kết quả rằng các doanh nghiệp dịch vụ như chăm sóc sức khỏe và bất động sản chiếm phần lớn trong danh sách.

Nhưng doanh nghiệp dịch vụ này luôn trụ vững trong danh sách những công ty nhỏ có tỷ suất lợi nhuận cao nhất. Một tin tốt là bạn không cần phải đầu tư nhiều nguồn lực để thành lập những công ty này.

Xem thêm nhiều mẫu Đồng Phục tại Đồng Phục Kim Vàng

Tuesday, August 5, 2014

10 Bài Học Cuộc Sống Của Một CEO Phố Wall Gửi Cho Nhân Viên Của Mình.

CEO của ngân hàng đầu tư Jefferies – Richard “Dick” Handler gửi một email đến toàn thể nhân viên của ông. Bức thư gồm 10 bài học của một nhà đầu tư phố Wall mà ông muốn họ ghi nhớ trong kỳ nghỉ hè này.

Những bài học được viết theo kiểu danh sách các cuốn sách phải đọc trong mùa hè. Những cuốn sách ông đề ra là hư cấu, nhưng tựa đề
cuốn sách cũng chính là điều ông muốn truyền đạt lại.
Và đây là bức thư của ông gửi đến nhân viên của mình:
Trong việc giữ vững khát vọng mạnh mẽ của chúng ta để duy trì sự tập trung cao độ và bước đà phát triển trong Tháng Tám và trong Quý Tư sắp tới, chúng ta cùng thử một cách làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn một chút. Khi đi nghỉ mát ở bãi biển hoặc cắm trại trên các sườn núi, chúng ta đều cảm thấy vui khi mang theo vài cuốn sách hay để giải trí, đồng thời mở mang đầu óc. Vì muốn tiết kiệm thời gian cho mọi người, chúng tôi xin nêu ra danh sách những cuốn sách mà chúng tôi khuyên bạn nên đem theo trong kỳ nghỉ mát của mình. Tin tốt là bạn chỉ cần đọc tựa đề của cuốn sách và tưởng tượng ra nội dung của hàng trăm trang sách trong mỗi cuốn:
  1. Nó thưc sự rất dễ: Lý do tại sao những người thắng cuộc luôn vây quanh mình bằng những ý tưởng tốt nhất, sáng tạo nhất và động viên những người xung quanh họ nói lên sự thật.
  2. Sai lầm vì ghen tị thương hiệu: Lý do tại sao những chuyện không hay luôn xảy đến với những ngân hàng đầu tư đố kỵ, theo đuổi mô hình kinh doanh, sự thành công và mức lương của những ngân hàng đối thủ.
  3. Thâu tóm: Thành quả của những cố gắng MỖI LÚC ai đó ở phố Wall vượt qua được lũng đoạn thị trường.
  4. Đó là chuyện cá nhân: Tài khoản của những chuyên gia phố Wall, những người tiến lên từ việc đáp ứng yêu cầ của đối tác sang hợp tác với những người họ thực sự quan tâm, là lý do tại sao công việc kinh doanh và hạnh phúc của họ tiến triển theo cấp số nhân.
  5. Sự ngạo mạn trong thị trường tài chính: Là cái chết báo trước của các doanh nghiệp đã từng một thời giàu mạnh, và cũng là sự sụp đổ báo trước của những giá trị và sự nghiệp.
  6. Lời cảm ơn cho những kẻ ngốc: Một bài học cho những kẻ ngốc nghếch để có được một địa vị dài hạn và ngắn hạn trong cùng một tầng lớp khi họ đều được nêu trên một trang giấy.
  7. Không có một thành công nào dễ dàng: lý do tại sao người ta mất đến hàng thập kỷ để xây dựng một dịch vụ đầu tư toàn cầu, và thói quen tư duy và hành động theo cách nhìn xa trông rộng.
  8. Quy mô hoàn hảo để thất bại: Lý do tại sao xã hội được hưởng lợi khi một doanh nghiệp gánh trách nhiệm trụ vững trên thị trường thay vì chờ đợi được cứu cánh bởi nhân dân hoặc chính phủ.
  9. Không có ai ngoại lệ: Lý do tại sao ngay cả những công ty tốt nhất cũng phạm sai lầm và chúng ta phải cố gắng để cải thiện và tiếp tục bước lên phía trước.
  10. Chỉ có Cơ Hội Thứ Ba: Lý do tại sao có quá nhiều việc phải làm ở Jefferies và tại sao không có ai hài lòng và mãn nguyện.
Xin hãy tập trung vào Tháng Tám để xây dựng Jefferies và tận hưởng khoảng thời gian nghỉ mát của bạn.
Source: Business Insider
Dịch: Lekman
Xem thêm: Ba lô, tạp dề

Monday, July 21, 2014

Tăng Hiệu Quả Họp Hành


Họp hành đã trở thành nề nếp của các tổ chức ngày nay. Tuy nhiên, họp hành sẽ trở thành một sự lãng phí lớn, và là nỗi ám ảnh đối với nhân viên nếu bạn không sử dụng đúng cách. Thật may mắn, chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục những sai sót của các cuộc họp một cách dễ dàng.

Kim Vang - Meeting

Monday, July 14, 2014

Sẽ Tụt Hậu Nếu Sợ Thất Bại và Lười Cọ Xát

Sẽ tụt hậu nếu sợ thất bại và lười cọ xát

“Các bạn đi sau người ta chủ yếu về cách nhận thức” - Bobby Liu (*), một doanh nhân người Singapore có mặt ở Việt Nam từ 15 năm nay và là một trong những người cổ vũ nhiệt thành các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam, trò chuyện cùng TTCT.

Bobby Liu - Doanh nhân người Singapore tại Việt Nam

Đi sau về nhận thức
* Thông thường, người ta cho rằng đầu tư vào những công ty lớn, có từ lâu sẽ an toàn hơn là một công ty khởi nghiệp?
- Ngay tại thời điểm này, người Việt Nam đang có vẻ vật lộn giữa nền tảng công nghệ thông tin truyền thống - đã được thiết lập nhưng chỉ đơn thuần là gia công - với các lĩnh vực kinh tế mới. Trên thực tế, hệ sinh thái cho khởi nghiệp cũng xuất phát từ ngành gia công. Đó chính là sự chuyển tiếp từ người lập trình thành người phát triển (programmers to developers).
Là một người lập trình, anh không tạo ra cái gì mới cả. Anh làm việc dựa trên các điều kiện được cung cấp cho anh từ trước. Với khởi nghiệp, với tư duy của người phát triển, về cơ bản anh phải tạo ra được cái gì đó mới mẻ. Bởi vậy cách tiếp cận rất khác nhau. Đầu tư cho khởi nghiệp chính là đầu tư vào ý tưởng và những người phát triển ý tưởng đó. Đúng là rủi ro cao hơn nhưng bù lại phần thưởng cũng nhiều hơn.
Ông từng đánh giá khởi nghiệp ở Việt Nam tụt hậu so với các nước Đông Nam Á khác từ 3-5 năm, sau châu Âu những 7 năm!
- Nếu nói đến ngành ngân hàng thì Việt Nam còn thua xa những... 15 năm. Trong các ngành khởi nghiệp như CNTT-TT thì Việt Nam có thể đi sau 3-7 năm nhưng thời gian bắt kịp sẽ không lâu. Nếu thuận lợi thì chỉ trong hai năm tới các bạn sẽ rút được khoảng cách 7 năm thành 3 năm. Còn ở lĩnh vực ngân hàng, nếu chậm 15-20 năm thì sẽ mất 15-20 năm để đuổi kịp.

* Đâu là điều kiện cần để rút ngắn thời gian bắt kịp như thế?
- Cần khai thông các cơ hội kết nối với người dân ở ngoài Việt Nam, chẳng hạn như ở các nước láng giềng. Các bạn đi sau người ta chủ yếu về cách nhận thức. Điều ấy cũng là bình thường vì cách đây 3-5 năm, người dân ở các nước phát triển đã đi trước mình vì họ có thể khởi động doanh nghiệp dễ dàng hơn. Trong khi đó, 3-5 năm qua, tình hình ở Việt Nam không mấy thuận lợi. Song tôi tin điều đó sẽ chấm dứt.
Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm về đổi mới trong khu vực. Ngày càng nhiều người đến Việt Nam để tìm kiếm tài năng. Tôi biết như vậy vì tôi cũng thế. Từ góc độ doanh nghiệp, cái hay hiện nay là các bạn có thể kết nối với bất cứ ai để hợp tác, không nhất thiết người đó phải ở Việt Nam. Tức là công việc thì thực hiện ở Việt Nam nhưng không cần phải có mặt ở đây mà có thể chọn những nơi có môi trường thân thiện hơn.

* Điều gì khiến ông nghĩ môi trường ở Việt Nam không thân thiện bằng nơi khác?
- Là người nước ngoài đến đây lập công ty và tìm nguồn đầu tư, công ty tôi phải đáp ứng một lúc nào là luật ngân hàng, luật doanh nghiệp, quy định của Bộ Kế hoạch và đầu tư, của sở kế hoạch và đầu tư, xin đủ loại giấy phép,... Nhưng nếu ở Singapore, tôi chỉ mất ba ngày để cho ra đời một công ty.

* Ngoài điều đó ra, còn trở ngại nào khác khiến các khởi nghiệp ở Việt Nam không thể mở rộng và phát triển nhanh như khả năng vốn có?
- Các bạn có những nhà đầu tư mạo hiểm trong nước và bắt đầu hình thành mạng lưới khởi nghiệp. Còn ở Singapore hay Malaysia, họ đã thiết lập xong những giai đoạn cấp vốn khác nhau, chính phủ thì hỗ trợ tối đa có thể cho khu vực này. Mãi đến năm ngoái Việt Nam mới bắt đầu có các quy định liên quan của Bộ Khoa học và công nghệ. Do đó vẫn cần có thời gian để đuổi kịp nơi khác, nhưng ít nhất là các bạn đang đi đúng hướng.
Nhìn chung, các bạn thiếu sự cọ xát. Tôi nói vậy vì người Việt không di chuyển, du lịch nhiều và họ cũng thiếu cơ hội để làm như vậy. Với những người thạo ngoại ngữ thì không sao, còn phần lớn người Việt khó lòng mà ra nước ngoài thử sinh sống một thời gian được. Gần đây tôi đọc báo thấy nói một trường đại học ở TP.HCM sẽ thử nghiệm giảng dạy một số môn bằng tiếng Anh. Đó là một động thái quan trọng bởi cho thấy ngày càng có nhiều người Việt biết nói tiếng Anh. Tôi nhấn mạnh điều đó vì với những nhóm có thể giao tiếp tốt thường có tư duy cởi mở hơn.
Hơn nữa, tôi nhận thấy nhiều bạn thường cho rằng vấn đề đầu tiên là “tiền đâu”. Thấy ai đó có được 10-20 triệu đồng để khởi nghiệp, các bạn cho rằng nhờ vậy họ mới thành công. Nhưng chúng ta chưa nhận ra câu chuyện đằng sau việc họ được cấp vốn. Suy cho cùng vẫn phải là câu chuyện kinh doanh.
Các nhà đầu tư hỗ trợ tài chính vì họ thấy rằng doanh nghiệp khởi nghiệp đó sẽ làm ăn tốt. Nhưng trước khi biến một ý tưởng thành một công việc làm ăn tiềm năng, ta phải bỏ rất nhiều công sức để xây dựng. Thường ta chỉ đọc về thành công chứ ít khi được biết những doanh nghiệp thành công đó đã đạt tiến bộ như thế nào và tại sao họ xứng đáng được cấp vốn.
Bởi thế, tôi thấy nhiều bạn trẻ khởi nghiệp ở đây thường nghĩ: “Mình chẳng kiếm đâu ra 15.000 đôla. Thôi thì bỏ đi vậy”. Ở những nơi khác, họ không quan tâm xem họ có kiếm ngay ra được 15.000 đôla đó không. Họ vẫn tiếp tục làm vì tin rằng những gì đang làm sẽ có tương lai tuyệt vời. Tóm lại, mọi thứ là về tư duy. Tư duy sẽ trở nên tích cực hơn nếu được cọ xát nhiều hơn.

Đừng lo bị ăn cắp ý tưởng!
* Gần đây tôi biết đến một thống kê 75% doanh nghiệp khởi nghiệp ở Mỹ thất bại sau lần ra mắt đầu tiên. Dường như ở những nơi khác cũng vậy, khởi nghiệp không có nghĩa là anh sẽ gặt hái thành công ngay lần đầu. Đó có phải là kiểu cọ xát mà ông nói tới không?
- Đúng vậy, và còn nhiều thứ khác. Có rất nhiều thứ phải làm trước khi cải thiện được kết quả. Phải biết phối hợp, cởi mở với những gì ta có, trò chuyện với nhiều người về ý tưởng của mình...
Khởi nghiệp ở Việt Nam có xu hướng chia sẻ với nhau ít hơn những nơi khác. Tôi đoán là vì người ta sợ bị ăn cắp ý tưởng. Nhưng nói thật, thời nay lấy đâu ra ý tưởng mới nữa. Chúng ta đang sống ở thời mà mọi thứ đã có hết rồi, chúng ta hiếm có cơ hội phát minh thứ mới mà chủ yếu là đổi mới những thứ sẵn có.

* Ông từng cho rằng người Việt sợ thất bại?
- Không chỉ là người Việt Nam. Tôi nghĩ đây là điều điển hình ở các xã hội châu Á. Nói thế này cho dễ hình dung: anh đấu một trận đá bóng, đội của anh thua. Anh có gọi đó là thất bại không? Không. Đó là một ví dụ, một kinh nghiệm. Thua để thắng. Sau đó anh tập luyện chăm hơn, đá bóng giỏi hơn và cuối cùng sẽ thắng.
Khởi nghiệp cũng tương tự như vậy. Khi kinh doanh thất bại, anh phá sản, đóng cửa công ty. Chuyện đó vẫn xảy ra. Nhưng nên nhớ còn có câu này: “Trong khởi nghiệp, nếu muốn thất bại, hãy thất bại nhanh vào!”. Chẳng hạn tôi muốn làm ra chai lọ, nhưng rồi phải có quá nhiều máy móc, công nhân mà tôi không kham nổi, song vì vẫn thích chai lọ nên tôi chuyển qua thiết kế chúng thay vì sản xuất chúng.
Tức là khi nhận ra ý tưởng sản xuất không ổn, tôi nhanh chóng đi tiếp, vẫn là chai lọ nhưng sang phần thiết kế. Đấy là ý tôi muốn nói khi cho rằng đã thất bại thì phải thất bại nhanh. Cần phải có khả năng thay đổi và chuyển đổi.

* Giới khởi nghiệp Việt Nam cần làm gì để cạnh tranh với các nước trong khu vực? Đâu là điều còn thiếu sót?
- Tôi không cho đây là chuyện cạnh tranh. Thậm chí, cần phải nhanh chóng thành lập các mối quan hệ đối tác. Tôi luôn ủng hộ việc coi bản thân Asean là một thị trường. Việt Nam càng sớm nhận ra rằng thị trường đồng nghĩa với Asean chứ không phải TP.HCM hay Hà Nội thì khởi nghiệp ở đây càng sẵn sàng hơn. Cơ hội ngày nay cho phép chúng ta nghĩ lớn.

* Nhiều người cho rằng các bạn trẻ khởi nghiệp để tránh bị thất nghiệp, nói gì đến chuyện nghĩ lớn. Ông thấy sao về ý kiến đó?
- Tôi không đồng tình với suy nghĩ đó. Khi một người bắt đầu khởi nghiệp, tức là họ đã có việc. Chẳng lẽ những người làm tự do (freelancer) được coi là thất nghiệp ư? Điều đó không đúng. Hiện tại đã khác rất nhiều so với quá khứ. Nếu bạn là người viết, bạn không nhất thiết phải làm cho một tờ tạp chí cụ thể. Bạn yêu thích những gì mình làm mới là điều quan trọng.
Cách tư duy và nhìn nhận của chúng ta đã thay đổi rất nhiều. Vấn đề không phải là có một công việc mà là phải có sự hài lòng cho bất kể việc gì bạn làm. Ngày càng có nhiều người sống như thế. Khởi nghiệp cho bạn một cơ hội để khám phá rất nhiều thứ, đặc biệt là chính bản thân bạn. Không phải ai cũng có thể mở công ty khởi nghiệp và không phải ai cũng là một doanh nhân.

* Vậy theo ông, những người như thế nào là có thể hoặc không thể? Và điều gì là quan trọng nhất để việc khởi nghiệp thành công?
- Tôi mới đọc một bài báo, đại ý rằng khi bạn còn trẻ, đôi khi bạn không có đủ cả kiến thức lẫn trải nghiệm nhưng lúc nào bạn cũng sẵn sàng học hỏi, vượt qua sự bẽ bàng ngay cả khi mọi người xung quanh bạn đều nói “không”. Tôi nghĩ một người khởi nghiệp cũng như vậy. Một doanh nhân khởi nghiệp hiểu rằng bản chất của văn hóa khởi nghiệp chính là sự chia sẻ, sự đền ơn và trên hết là tinh thần phụng sự cộng đồng.
Nhưng người thành công là người biết dừng lại đúng lúc. Dừng lại không đơn giản có nghĩa là bỏ cuộc. Những người trẻ khởi nghiệp có cách tư duy rất riêng. Để khởi nghiệp, có quá nhiều thứ phải cân nhắc, suy nghĩ. Bạn phải biết cách trao đổi những vấn đề của mình với một chuyên gia thật sự. Người giỏi không phải là người làm được tất cả mọi thứ trên đời.
Châu Á khó có những người như Steve Jobs hay Bill Gates

* Việt Nam mới đây có hiện tượng Nguyễn Hà Đông với Flappy Bird. Ông có kỳ vọng rằng Việt Nam hoặc một nước Đông Nam Á nào khác sẽ sớm có một Steve Jobs hay một Bill Gates thứ hai không?
- Rất tiếc là không.

* Tại sao?
- Việt Nam hay Asean vẫn chủ yếu là các nước đang phát triển. Khi tôi nói “không”, ý tôi là ít nhất ở thời tôi còn sống. Tại sao? Đơn giản vì chúng ta còn quá nhiều thứ để đuổi theo, về hệ thống giáo dục, văn hóa, môi trường kinh doanh... Tài năng ở Âu, Mỹ có từ thời nhiều thứ chưa tồn tại và họ có cơ hội để tạo ra những điều ấy. Chúng ta thì khác.
Không phải chúng ta không thông minh bằng họ mà ta không có được văn hóa sáng tạo như họ. Riêng Singapore có Wong Hoo, công nghệ của ông ấy còn tốt hơn cả iPod, giờ đây máy tính nào cũng dùng thẻ âm thanh do ông phát triển. Nhưng ông ấy có tầm nhìn khác với Steve Jobs. Bản thân Steve Jobs có phát minh ra cái gì không? Không. Nhưng ông ta tạo ra phong cách sống. Đó là điều khó có thể xảy ra ở châu Á.


Hưng Giang – Phương Nguyên thực hiện

Add: 130/2C Cống Lở, P. 15, Tân Bình, HCM
Tel: 0937 166 346

Friday, July 11, 2014

Thói Quen Sinh Hoạt Của 26 Danh Nhân Thế Giới

Thói Quen Sinh Hoạt Trong Một Ngày Của 26 Danh Nhân Thế Giới

Nếu bạn muốn biết các danh nhân sáng tạo trên thế giới sử dụng 24 giờ của mình như thế nào thì hãy xem biểu đồ thống kê sau đây.


Từ biểu đồ này, ta nhận ra một số danh nhân như nhà thơ John Milton có thời khóa biểu sống rất lành mạnh. Mỗi ngày ông chỉ dành 5 tiếng để sáng tác, tập thể dục đều đặn và đi ngủ vào lúc 9h tối.

Trong khi đó, danh họa Pablo Picasso lại dành công việc sáng tác về đêm từ 11h đêm đến tận 3h sáng rồi ngủ đến tận trưa.

Một khám phá thú vị khác là nhà soạn nhạc Mozart dành khá nhiều thời gian trong ngày để gặp gỡ bạn bè. Ông có vẻ như là một "con người của xã hội".




(via Podio)
Cty Đồng Phục Kim Vàng

Monday, July 7, 2014

Những Điều Cần Biết Khi Góp Ý Tiêu Cực

Những Điều Cần Biết Khi Góp Ý Tiêu Cực

Có rất nhiều lời khuyên trái chiều trong việc đưa ra góp ý, phản hồi trong công việc. Nếu bạn thực sự cần phải phê phán ai đó, bạn sẽ làm điều đó như thế nào? Sarah Green đã nghiên cứu sâu vào vấn đề này dựa trên khoa học và kinh nghiệm thực tiễn để rút ra được cái gì nên và cái gì không nên trong việc góp ý người khác.


Tuyệt đối không bao giờ cho người khác ăn một miếng “sandwich”. Đừng chê trách ai đó kèm theo những lời khen bởi vì nó nghe có vẻ giả tạo và làm loãng thông điệp của bạn. Thay vào đó, hãy tách rời phê phán với lời khen của bạn, và đừng ngại góp ý thẳng thắng.

Hãy lên lịch cho các báo cáo trực tiếp cố định hàng tuần để cho việc góp ý (cả tiêu cực lẫn tích cực) trở thành một phần thường lệ của công việc.


Đừng kết hợp phê phán, góp ý với những chủ đề liên quan đến trả công và thăng chức trong các kỳ đánh giá cuối năm. Việc này sẽ dẫn đến một loạt cảm xúc tiêu cực cho nhân viên của bạn, thậm chí các nhân viên kinh nghiệm nhất cũng khó lòng kiềm chế. Thay vào đó, hãy tách rời nó ra những cuộc thảo luận khác.

Câu ngạn ngữ “Tán dương công khai, phê phán kín đáo” là một câu thần chú cổ điển trong quản trị. Nhưng đôi khi, bạn vẫn phải phê phán một cách công khai. Thỉnh thoảng hãy để mọi người chịu trách nhiệm trước đội nhóm cho dù nó sẽ khiến họ cảm thấy rất khó chịu.

Hãy để họ cho phép bạn nói điều đó. Nghe có vẻ kỳ quặc, đặc biệt khi bạn là sếp, nhưng bạn vẫn có thể báo trước cho mọi người rằng bạn sắp phê phán họ bằng cách bắt đầu hỏi “Tôi có thể góp ý với bạn một vài thứ không?”

Nên tránh đi thẳng vào kết luận hoặc những câu có vẻ như chụp mũ bằng cách thọc vào sự việc. Ví dụ như việc nhân viên đi làm muộn, về sớm, họ có thể đang phải giải quyết việc gia đình đột xuất hoặc gặp vấn đề về sức khỏe. Hãy nhẹ nhàng đề cập đến vấn đề rồi để họ giải thích chuyện gì đang xảy ra.

Hãy điều chỉnh phê phán của bạn hướng đến những kết quả mà bạn muốn đạt được, hơn là đi sâu vào sai lầm của họ là gì. Hãy làm rõ những thay đổi mà nhân viên có thể thực hiện nhằm đạt được mục tiêu mà bạn muốn hướng tới. Hãy hỏi “mục tiêu của bạn là gì?”

Hãy cụ thể về hành vi mà bạn muốn nhìn thấy ở họ.

Nếu bạn muốn đề cập những vấn đề khó nghe với người khác, hãy cân nhắc việc để cho họ tạm nghỉ cả buổi chiều. Khoa học đã chứng minh kể cả những nhân viên giỏi nhất cũng sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng trong những tình huống xấu. Đừng thể hiện sự thông cảm bằng việc làm dịu vấn đề xuống, mà hãy nói thẳng tin xấu và đề nghị cho họ một khoảng thời gian để lấy lại bình tĩnh.

Nếu người mà bạn phê phán tự biện hộ và mất kiểm soát, hãy hướng họ tập trung lại vào kết quả cuối cùng mà bạn muốn đạt được và mối quan hệ công việc mà bạn muốn bảo vệ. Bạn không thể  phòng tránh những phản kháng mà người khác có thể ném vào bạn, nhưng bạn có thể kiểm soát những phản ứng của mình.


Rõ ràng rằng ai cũng muốn nhận được những phản hồi từ người khác, kể cả thế hệ Millennials và cả bậc nhân viên già dặn kinh nghiệm nhất. Công ty tư vấn Zenger Folkman nhận ra rằng trong khi nhà quản lý không muốn phê phán, nhưng tất cả các nhân viên đều muốn nghe họ góp ý, thậm chí hơn cả muốn nghe khen thưởng.
Có một lời cảnh báo rằng việc tán dương và phê phán sẽ phải tuân theo một tỉ lệ vàng. Chúng ta thường không muốn thừa nhận những sai lầm của mình và cần được nghe tán ai đó khen ngợi, động viên. Nhiều nghiên cứu cho thấy các đội nhóm thành công và các gia đình hạnh phúc thường tuân theo tỉ lệ vàng “5 tán dương – 1 phê phán”. Nhưng cho dù tỉ lệ đó là bao nhiêu đi nữa thì cũng đừng vừa phê phán vừa khen ngợi.

Và khi bạn khen ngợi ai đó, hãy khen cho những nổ lực chứ không phải khả năng của họ. Bài nghiên cứu nổi tiếng của Carol Dweck cho rằng cách tốt nhất để giữ cho mọi người được động viên là làm cho phê phán không mang tính đe dọa và nhắm đến cá nhân. Suy cho cùng, cho dù cả đời bạn được khen rằng “bạn rất thông minh”, một lời chê bai sẽ khiến bạn tự hỏi “bây giờ tôi có phải là một thằng ngốc không?”. Hãy đưa ra những lời khen dựa trên hành động như “các bạn đã dành rất nhiều sự chú ý vào trọng tâm vấn đề lần này” hay “tôi rất ấn tượng khi thấy các bạn hoàn thành công việc trong thời gian và ngân sách cho phép”. Điều này có nghĩa rằng khi bạn đưa ra phê phán, bạn luôn hướng đến kết quả và hành động hơn là nhằm công kích ai đó.

by Sarah Green
Dịch: Lekman

Friday, July 4, 2014

Năm Hình Thức Quảng Cáo Tiết Kiệm Mà Hiệu Quả

5 Cách Quảng Cáo Với Chi Phí Cực Thấp

Quảng cáo là một việc mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm nhằm thông tin về sản phẩm của mình đến khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên các công cụ quảng cáo truyền thống như quảng cáo trên TV đã dần trở nên xa xỉ khi xã hội công nghệ thông tin phát triển bùng nổ. Chính vì thế, tìm ra cách thức quảng cáo mới, sáng tạo và hiệu quả là điều mà mọi doanh nghiệp đang hướng tới, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau đây là 3 công cụ giúp các doanh nghiệp quảng cáo thương hiệu vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí.


1. Đồng phục

Đồng phục là một hình thức quảng cáo mà các doanh nghiệp cần phải khai thác. Thật vậy, ngoài chức năng quảng bá hình ảnh, thương hiệu cho doanh nghiệp, đồng phục còn đem lại sự thoải mái, tự tin cho chúng ta cho một ngày làm việc vất vả. Sự đồng bộ trong trang phục luôn tạo ra một ấn tượng mạnh trong mắt khách hàng và đối tác. Không có gì xa lạ, một trong những khách hàng quan trọng của Kim Vàng – Passio Coffee là một minh chứng cho sức mạnh của đồng phục. Từ màu sắc, thiết kế cho đến logo, tất cả hòa quyện vào để tạo nên một Passio Coffee thật trẻ trung, năng động và thân thiện với người tiêu dùng Việt Nam. Chúng tôi thật vinh dự vì được góp phần vào nét đặc trưng và hình ảnh ấn tượng của các doanh nghiệp.


2. Lịch

Một chút khác biệt so với đồng phục, lịch là một công cụ quảng cáo âm thầm mà cũng không kém phần hiệu quả. Một cuốn lịch đầu năm không chỉ thể hiện sự quan tâm và lời mừng xuân của bạn đối với khách hàng mà còn là một lời nhắc nhở đến khách hàng về sự hiện diện và thương hiệu của bạn.

3. Ly, tách

Tương tự như lịch, một bộ ly tách in logo của bạn gửi đến khách hàng vừa hữu ích, vừa giúp bạn đưa thương hiệu của mình vào tâm trí khách hàng. Chỉ một khoản đầu tư nhỏ vào chiếc tách bằng sứ có in logo thật tinh tế, thương hiệu của bạn sẽ trở thành một cái gì đó thân quen với khách hàng vì họ sẽ dùng nó mỗi ngày.


4. Bút

Hình thức quảng cáo tiết kiệm nhất không thể bỏ qua là bút viết. Chiếc bút bi tuy nhỏ bé nhưng hữu dụng cho khách hàng, đối tác và cho đem về lợi ích cho bạn. Tuy nhiên, nhiều mẫu bút bi hiện nay thường bị hỏng nên hãy lưu ý chọn cho tổ chức của mình một nhà cung cấp bút bi in logo có chất lượng tốt.

5. Sổ tay

Cuối cùng, chúng ta không thể quên lợi ích của cuốn sổ tay thân thuộc. Sổ tay đã trở thành một phần không thể thiếu của các doanh nhân, công chức, kỹ sư. Rõ ràng, chúng ta sử dụng sổ tay hàng ngày và điều này sẽ giúp logo của bạn gắn bó và gần gũi với mọi người hơn. Chính vì thế, sổ tay cũng là một công cụ tốt cho quảng bá và định vị thương hiệu.


Tóm lại, quảng cáo là công việc đòi hỏi sáng tạo, đổi mới. Chính vì thế chúng ta nên khai thác nhiều hình thức quảng cáo tiết kiệm mà hiệu quả như đồng phục, nón, tạp dề, balô, áo mưa. 
Lekman





Công ty TNHH May Kim Vàng
Chuyên cung cấp đồng phụctạp dề, balônón chất lượng tốt, giá cạnh tranh.
SĐT: 0937 166 346 (hotline) (08)3 948 2599 - (08)3 948 2598
Địa chỉ: 130/2C CỐNG LỞ , P15, Q.TÂN BÌNH

Monday, June 30, 2014

10 Cách Tư Duy Khác Biệt Của Người Giàu

10 Cách Tư Duy Khác Biệt Của Người Giàu

Thomas Corley, người đã trải qua 5 năm theo dõi, phân tích các hoạt động hàng ngày cũng như thói quen của cả những người giàu có và người nghèo (233 người giàu và 128 người nghèo). Cuối cùng ông đưa ra tổng hợp về “thói quen giàu có” – và nhiều thói quen trong số đó chỉ đơn giản thuộc về tư duy.



“Trong nghiên cứu của mình, tôi thấy rằng những người giàu thường có tinh thần lạc quan lớn. Họ luôn thể hiện lòng biết ơn và xem hạnh phúc như một thói quen”, Thomas Corley nói.
Những kết quả nghiên cứu của Thomas Corley đã được ông trình bày và giải thích trong cuốn sách “Rich Habits: The Daily Success Habits Of Wealthy Individuals” (Thói quen giàu có: Những thói quen hằng ngày làm nên thành công của người giàu có) và trên trang cá nhân của ông.
Theo định nghĩa của Thomas Corley: “người giàu” là những người có thu nhập hàng năm từ 160.000 USD trở lên và có tổng giá trị tài sản ròng khoảng 3,2 triệu USD hoặc nhiều hơn; “người nghèo” là những người có thu nhập hàng năm từ 35,000 USD trở xuống và tổng giá trị tài sản khoảng 5.000 USD hoặc ít hơn.
Dưới đây là 10 cách suy nghĩ  khác biệt của những người giàu có đã được Thomas Corley đúc kết từ nghiên cứu.

1. Người giàu tin rằng thói quen có tác động lớn đến cuộc sống của h

52% người giàu và chỉ có 3% người nghèo đồng ý rằng: “Thói quen hàng ngày có ảnh hưởng lớn tới sự thành công về tài chính trong cuộc sống”.
Những người giàu có thường nghĩ rằng những thói quen xấu có ảnh hưởng không tốt tới may mắn, trong khi những thói quen tốt tạo ra “cơ hội may mắn”, điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ tạo ra các cơ hội cho mọi người để tạo ra may mắn cho chính mình.
Khi được hỏi về sự may mắn, rất nhiều người giàu nói rằng họ may mắn, còn người dân nghèo lại cho rằng họ đã không may mắn, Thomas Corley nhớ lại.

2. Người giàu tin vào giấc mơ Mỹ

87% người nghèo và chỉ có 2% người giàu đồng ý “Thời đại của giấc mơ Mỹ đã qua”.
“Giấc mơ Mỹ là ý niệm về tiềm năng không giới hạn của bản thân và bạn có thể làm điều đó một mình”, Corley nói. Trong nghiên cứu của Corley, đại đa số những người giàu tin rằng sự giàu có là một phần của giấc mơ Mỹ (94%) và vẫn có thể biến giấc mơ thành hiện thực.

3. Người giàu luôn xem trọng các mối quan hệ có giá trị

88% người giàu và 17% người nghèo đồng ý rằng: “Các mối quan hệ rất quan trọng cho sự thành công về tài chính”.
Những người giàu không chỉ nhận thấy các mối quan hệ rất quan trọng cho sự thành công của họ, mà còn rất nỗ lực để duy trì chúng như tạo ra thói quen gọi điện thoại để chúc mừng sinh nhật, chia sẻ một sự kiện trong cuộc sống của một người nào đó hoặc tiếp cận trực tiếp chỉ để chào hỏi.
“Tôi đã kiếm được khoảng 60.000 USD nhờ duy trì các cuộc điện thoại chào hỏi, chúc mừng”, Thomas Corley tiết lộ.

4. Người giàu thích gặp gỡ nhiều người mới trong cuộc sống của họ

68% người giàu và 11% người nghèo đồng ý rằng: “Thích gặp những người mới”.
Người giàu thích gặp gỡ những người mới và tin rằng đó là điều quan trọng cho sự thành công về tài chính (trong thực tế, có tới 95% người giàu tin vào sức mạnh của sự thân thiện, trong khi chỉ 9% người nghèo tin vào điều đó).

5. Người giàu nghĩ rằng tiết kiệm là cực kỳ quan trọng

“Tiết kiệm tiền là rất quan trọng cho sự thành công về tài chính”: 88% người giàu và 52% người nghèo người đồng ý như vậy.
“Sự giàu có không chỉ phụ thuộc vào việc làm ra rất nhiều tiền mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự tiết kiệm và tích lũy của cải”, Thomas Corley nói.
“Nhiều người trong số những người tôi nghiên cứu giàu có không phải vì họ làm ra rất nhiều tiền mà vì họ tiết kiệm được rất nhiều”, Thomas Corley nói thêm.
Vì vậy, Thomas Corley khuyên mọi người nên thấm nhuần nguyên tắc 80/20: Tiết kiệm 20% thu nhập, và chỉ nên tiêu 80%.

6. Người giàu luôn xác định rõ những việc họ phải làm trong cuộc sống

Chỉ 10% người giàu nhưng có tới 90% người nghèo tin vào số phận.
Phần lớn người nghèo tin rằng di truyền là yếu tố quan trọng để trở nên giàu có, trong khi giàu có từ hai bàn tay trắng là rất khó.
Người giàu lại có suy nghĩ ngược lại: Chỉ cần vạch rõ mục đích trong cuộc sống và có quyết tâm thì có thể làm nên bất cứ điều gì.

7. Người giàu tin rằng sự sáng tạo có giá trị hơn trí thông minh

75% người giàu và 11% người nghèo tin rằng: “Sáng tạo là rất quan trọng cho sự thành công về tài chính”.
Trong khi, hầu hết những người giàu có tin vào khả năng sáng tạo có ảnh hưởng tích cực đến thành công thì đa phần người nghèo lại nghĩ rằng là “tài năng trí tuệ” mới là điều quan trọng.
Người giàu có cũng tin rằng sự giàu có thường đến tình cờ. “Nếu bạn nhìn vào số liệu thống kê của tôi, bạn sẽ thấy rằng có rất nhiều người giàu có từng là là sinh viên trung bình. Vì vậy, có nhiều cách dẫn đến sự giàu có chứ không chỉ phụ thuộc vào thông minh”, Thomas Corley nói.

8. Người giàu yêu thích công việc của họ

85% người giàu và chỉ 2% người nghèo tin rằng: “Tôi thích (hoặc đã thích) những gì tôi làm để kiếm sống”.
“Nhiều người trong số những người giàu có thuộc nghiên cứu của tôi cho biết họ yêu thích công việc của mình”, Thomas Corley nói.
Trong thực tế, 86% những người giàu có làm việc trung bình 50 giờ hoặc hơn mỗi tuần (con số này ở người nghèo là 43%), và 81% nói rằng họ làm việc nhiều hơn yêu cầu công việc đặt ra (chỉ 17% người nghèo làm như vậy).
Thomas Corley cho biết: Điều này liên quan trực tiếp đến ý tưởng sáng tạo để tạo nên thành công tài chính. “Những người này tìm thấy động lực theo đuổi sáng tạo, cái mà có thể biến thành tiền nếu họ tiếp tục theo đuổi sự sáng tạo”. 

9. Người giàu tin rằng sức khỏe có ảnh hưởng khá nhiều đến thành công của họ

85% người giàu và 13% người nghèo tin rằng: “Sức khỏe tốt ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công về tài chính”. 
“Một trong những người tham gia nghiên cứu đã nói với tôi rằng: Tôi không thể kiếm tiền trên giường bệnh”, Corley nhớ lại.
“Những người giàu nghĩ rằng khỏe mạnh đồng nghĩa với việc ít bị ốm, như vậy, có thể làm việc năng suất hơn và làm ra nhiều tiền hơn”, Thomas Corley giải thích.

10. Người giàu sẵn sàng chấp nhận rủi ro

63% người  giàu và chỉ 6% người nghèo cho rằng: “Tôi đã tìm thấy một cơ hội để tạo nên sự giàu có”.
“Rất nhiều những người giàu có trong nghiên cứu này là các chủ của các doanh nghiệp tư nhân. Họ tự tạo nên thành công nhờ kiên trì học hỏi và chịu khó va vấp”, Thomas Corley cho biết.
Trên thực tế, 27% những người giàu có trong nghiên cứu của Corley thừa nhận họ đã thất bại ít nhất một lần trong đời hoặc trong kinh doanh, trong khi, chỉ 2% người nghèo thừa nhận điều này.
“Thất bại giống như vết sẹo in vào vỏ não và trở thành những bài học mãi mãi”, Thomas Corley khẳng định.
Source: Business Insider
Dịch: Diễn Đàn Đầu Tư





Công ty TNHH May Kim Vàng
Chuyên cung cấp đồng phụctạp dề, balônón chất lượng tốt, giá cạnh tranh.
SĐT: 0937 166 346 (hotline) (08)3 948 2599 - (08)3 948 2598
Email: kimvang@dongphuckimvang.com
Địa chỉ: 130/2C CỐNG LỞ , P15, Q.TÂN BÌNH

Thursday, June 26, 2014

5 bài học sau một năm làm chủ

Năm bài học sau một năm làm chủ

Richard Boehmcke là một doanh nhân, nhà làm phim đến từ New York. Sau 5 lần đi làm công ăn lương, Richard quyết định rời bỏ công ty và thành lập doanh nghiệp riêng. Sự việc không mấy dễ dàng khi anh bắt đầu nhận ra những khó khăn không lường trước trên nấc thang đầu tiên của sự nghiệp. Và cũng không ngờ được công ty Vibrant Motion của anh cho đến nay đã trở thành một trong những đơn vị làm phim sáng tạo nhất tại New York. Richard đã chia sẽ câu chuyện của mình trên trang blog và rút ra 5 bài học quý báu trong kinh doanh cho thế hệ doanh nhân trẻ tiếp bước.



www.dongphuckimvang.com

1. Làm chủ sẽ tốn kém nhiều hơn bạn tưởng

Mọi người đều khuyên rằng chúng ta nên chuẩn bị những khoản tiền dự phòng trong kinh doanh, và tôi cũng đã làm như vậy. Thật không may, khoản tiền đó vẫn chưa đủ so với những gì thực tế đòi hỏi.
Một điều mà hầu hết những người đi làm công không hề bận tâm đến là việc đi đóng thuế. Trong lúc khởi nghiệp, tự doanh, hầu hết các doanh nhân cũng như những người làm việc tự do đều gặp khó khăn và nhận ra rằng họ chẳng biết gì về thuế. Và từ lúc các doanh nhân mới vào nghề làm quen với các hóa đơn và các chứng từ tiền bạc khác, chúng ta bắt đầu “cảm nhận” đừng từng đồng tiền ra vào mà chúng ta đang sử dụng.
Hãy nhớ một điều rằng bạn phải luôn dự trù một khoản tiền lớn hơn nhiều so với chi phí hàng tháng mà bạn tiêu xài để duy trì một doanh nghiệp mới. Đối với Richard thì khoản này gấp đôi số tiền mà anh sử dụng hàng tháng.
Bạn sẽ phải trả một khoản tiền ngoài sức chịu đựng của hầu bao cho những khoản mà bạn chưa hề nghĩ tới.
Bạn sẽ có nhiều cuộc gặp mặt ở quán café. Có thể nó chỉ mất 30 ngàn một lần gặp mặt nhưng nếu gặp 2 lần một tuần thì bạn sẽ thấy trong 1 năm bạn đã chi ra vài triệu cho khoản này. Không chỉ có vậy, bạn sẽ phải chi cho rất nhiều thứ lặt vặt giống như thế.
Richard đã một phen đau đầu khi kiểm tra lại các khoản chi vào cuối năm đầu tiên kinh doanh. Điều mà đáng lẽ anh đã phải làm sau mỗi 3 tháng.

Chúng ta nên đề ra một khoản dự phòng lớn cho những khoản chi mà chúng ta “không biết trước”. Làm việc cho chính mình đồng nghĩa với việc bạn phải cải thiện dần dần nhưng liên tục chứ không phải làm một cuộc cách mạng thay đổi lớn trong phút chốc.

2. Nhân đôi số gà mà bạn đếm trước khi muốn thu hoạch trứng

Khi Richard mở công ty riêng, anh đã tự đề ra mục tiêu kiếm được 5,000 dollar một tháng. Anh đưa ra mục tiêu này dựa trên ước tính doanh thu mà anh đoán mình sẽ kiếm được từ khách hàng tiềm năng. Anh đã hỏi một khách hàng tiềm năng và vị này đã đồng ý trả 2,000 dollar cho một video của anh. Thiết nghĩ nếu Richard làm được 3 video như thế thì mỗi tháng anh có thể kiếm 6,000 dollar một cách dễ dàng.
Richard đã không biết trước rằng sẽ có rất nhiều biến cố xảy ra. Ví dụ như một khách hàng có thể ngưng hợp tác giữa chừng, hoặc anh sẽ không nhận được tiền cuối tháng nếu dự án bị trì trệ.
Mất một khoảng thời gian rất lâu Richard mới nhận ra rằng nếu muốn kiếm được $5,000 dollar một tháng thì anh phải nắm trong tay những cơ hội để kiếm ít nhất $10,000 dollar. Điều này có nghĩa anh phải nhận làm một số lượng dự án ngoài sức tưởng tượng mới có thể đạt được giấc mơ $5K.

Richard dùng phần mềm Insightly để theo dõi các hợp đồng và doanh thu, nhưng anh vẫn luôn dự báo và chỉnh sửa các khoản thu nhập mỗi ngày trên sổ tay của mình.

3. Viết hợp đồng càng cụ thể, rõ ràng càng tốt


"Luôn thận trọng trong ký kết hợp đồng"
Làm hợp đồng là một việc cực kỳ khó vì chúng ta “không biết trước những điều chúng ta không biết”. Nó có nghĩa là bạn phải có kinh nghiệm trong luật hoặc làm hợp đồng nếu không thì việc này trở nên rất nguy hiểm và có thể gây hại cho công ty.
Chính vì vậy, khi Richard ký hợp đồng đầu tiên, dù cho anh nghĩ khách hàng của mình tốt đẹp đến đâu thì sự thật lại phủ phàng đến đó. Anh đã phải trả một khoản đền bù vì vi phạm hợp đồng rất lớn hoặc phí kiểm tra của WHO.
Hãy làm hợp đồng sao cho nó càng chắc chắn, càng rõ ràng càng tốt để không có một kẻ hở nào còn sót lại.
Thỉnh thoảng một khách hàng thích đi vào công việc ngay mà không cần hợp đồng. Nhưng cho dù bạn thích họ đến đâu thì cũng không nên làm vì nó không đáng đến thế đâu. Mỗi dự án Richard làm mà không có hợp đồng đều dẫn đến một thảm họa
Nếu bạn có thể, hãy tìm một người bạn làm trong nghề luật giúp bạn hoàn thành mẫu hợp đồng hợp lệ ngay từ những ngày đầu tiên để bảo vệ an toàn cho bạn. Cho dù thỉnh thoảng khách hàng có trả tiên trễ hạn đi nữa thì, bạn cũng sẽ bớt lo lắng hơn khi đã ký hợp đồng.

4. Những khách hàng trả giá quá thấp là những mối nguy

Việc này chẳng có gì lạ. Bạn sẽ thấy điều này được bàn tán rất nhiều trên các diễn đàn của doanh nhân, và thực sự nó rất đúng. Hãy luôn nhớ rằng đòi hỏi, “trả giá” khác với thương lượng.
Gọi đó là nguyên lý 80/20 hay là gì tùy bạn, khi một khách hàng đòi hỏi mức giá thấp hơn những gì bạn mong đợi thì đó cũng là điểm báo cho việc họ cũng sẽ tiếp tục đòi hỏi bạn trong mọi thứ.
Trong 18 tháng qua, Richard nhận ra rằng mỗi lần anh giảm giá dịch vụ của mình thì lượng dự án nhận được tăng lên. Và hậu quả là anh phải chịu đựng một áp lực kinh khủng khiến anh phải mất ngủ.
Richard tìm ra một con số kỳ diệu, là số dự án mà anh có thể thực hiện một cách tốt nhất. Mặc cho mức giá của một dự án là bao nhiêu, anh vẫn chỉ ký hợp đồng ở mức bằng với con số kỳ diệu đó.
Nếu có thể, bạn hãy từ chối những lời đề nghị giảm giá quá đáng. Hãy đề ra mức giá sàn cho sản phẩm - dịch vụ của mình và hãy chào mức giá cao hơn một tí để khi nếu bị bắt phải giảm giá (discount) thì bạn vẫn không phải chịu lỗ.
Một khó khăn chung cho các doanh nghiệp mới thành lập là không có nhiều đơn hàng để tạo ra doanh thu. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải có nhiều nguồn thu nhập, tiết kiệm, hoặc ít nhất có thu nhập từ một công việc bán thời gian để duy trì doanh nghiệp của bạn.

Một khi bạn tạo ra một sản phẩm chất lượng kém, thật khó để thoát ra khỏi vòng xoáy đó.

5. Có cả ngàn cách để tìm kiếm khách hàng và bạn nên thử tất cả những cách đó


"Hãy thử nhiều cách để tiếp cận khách hàng"
Trong một năm, Richard dành thời gian tham dự 2 đến 4 buổi sự kiện “kết nối kinh doanh” mỗi tuần (networking events). Anh ấy đã tham gia 20 nhóm gặp gỡ khác nhau. Richard đã rất mệt mỏi vì những sự kiện này. Dù cho anh đã gửi mail cho tất cả những người anh gặp gỡ bằng địa chỉa mail ghi trên danh thiếp mà anh thu thập được, gặp mặt, gọi điện, ăn trưa, café và kết quả là anh vẫn không có thêm một khách hàng nào.
Trông có vẻ như các “sự kiện kinh doanh” là một khoản đầu tư vô ích, nhưng Richard đã học được rất nhiều từ những cuộc gặp đó.
Cụ thể anh ấy đã học được làm thế nào để nói về doanh nghiệp của anh chỉ trong một câu duy nhất. Ngoài ra anh còn học được làm thế nào giao tiếp, ứng xử với mọi người đồng thời quảng cáo cho doanh nghiệp của mình mà không bị biến thành trò cười ngu ngốc. Quan trọng hơn cả, Richard học được hàng tấn kiến thức về bản chất con người.

Nhìn lại quá khứ, Richard thấy mình như xuống nước mà chưa biết bơi. Cách nhanh nhất để kiếm tiền chính là tìm ra những khách hàng cần đến dịch vụ của bạn và luôn có rất nhiều cách để làm việc đó. Nếu bạn cảm thấy bạn hoàn toàn không có lựa chọn nào, thì có nghĩa là bạn đã không có một góc nhìn đúng đắn.

Thêm một điều nữa

Richard đã từng chiếm lĩnh những thị phần mà anh không ngờ tới. Anh đã gặp những khách hàng tuyệt vời ở nơi mà anh chưa bao giờ đến. Anh đã giành được hợp đồng từ những cuộc gọi mà gần như anh đã cúp máy. Trong suốt cuộc hành trình khởi nghiệp, bạn phải thông minh trong việc dùng thời gian của mình bởi vì bạn không thể làm tất cả mọi việc. Bạn có thể thử nhưng về lâu về dài thì hoàn toàn không thể.
Hãy tự cho phép mình đối mặt với những bất ngờ, liên tục tìm kiếm những đại lộ mới để đi, trải nghiệm nhiều điều mới. Nếu một việc gì đó trông có vẻ không phải là một khoản đầu tư tốt thì bạn sẽ cảm thấy không mấy hứng thứ nhưng hãy tự hỏi mình liệu điều này có đem lại cho bạn một giá trị tiềm ẩn nào khác thay vì tiền? Trong rất nhiều trường hợp bạn sẽ không tìm ra câu trả lời.
Trong rất nhiều tình huống, bạn sẽ gặp khó khan để tìm ra phần thưởng cho những nổ lực của mình nhưng hãy tiếp tục tiến lên phía trước. Bạn phải làm tiếp. Bởi vì khi bạn dừng lại, bạn sẽ dừng học hỏi. Và khi bạn dừng học hỏi, bạn sẽ dừng tạo ra những điều ý nghĩa.

Năm đầu tiên làm chủ sẽ rất khó khăn. Nhưng bạn đừng sợ. Không có con đường nào trải đầy hoa hồng đâu.




St. Thomas Sea Safari from Richard Boehmcke on Vimeo.

Nguồn: Vibrant Motion
Dịch: Lekman